Từ khi đưa vào khai thác từ năm 2004 đến nay, đoạn tuyến đường Lò Xo đã xẩy ra nhiều vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng. Theo thống kê, tính từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2018 trên đoạn tuyến đã xẩy ra 192 vụ tai nạn giao thông, làm chế 65 người, bị thương 333 người.
Việc ký kết, triển khai các FTA thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức với các quốc gia thành viên. Đó là những cơ hội và thách thức xung quanh việc mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, lao động... đi liền với cạnh tranh gia tăng; đó là cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống quản trị quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế, môi trường kinh doanh... Các cơ hội và thách thức đan xen và chuyển hóa nhau, chúng phụ thuộc vào trình độ phát triển, sự năng động và chủ động hội nhập trong tham gia các FTA của các quốc gia thành viên.
Sáng ngày 18/11/2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo Kỹ thuật (Hội thi) thành phố Đà Nẵng lần thứ 15, Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Giải thưởng) năm 2019, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng (Cuộc thi) năm 2019.
Với mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo trong ngành năng lượng tái tạo, cũng như nâng cao nhận thức và phát huy sáng tạo của người trẻ về phát triển bền vững, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và New Energy NEXUS Việt Nam đã quyết định tổ chức Chương trình. Sáng kiến Năng lượng Bền vững 2020 - Cuộc thi ý tưởng đầu tiên về năng lượng tái tạo dành cho
sinh viên toàn quốc.
Sáng ngày 10 tháng 9 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng (Sở KHCN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (Liên hiệp hội Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị để trao đổi, thống nhất và ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 – 2025.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhận xét là người Việt giàu trực giác hơn lý luận, sáng tạo ít, nhưng bắt chước thì tài. Khi học tập cái mới của nền văn hóa khác hay thiên về bắt chước cái vỏ hình thức bên ngoài nhưng lại thiếu sự tìm hiểu chiều sâu bên trong. Khoa học và việc nghiên cứu khoa học là cái vốn chưa từng có trong văn hóa truyền thống. Nó được du nhập từ văn hóa phương Tây vào vì được xem là phương tiện cần có để thực hiện công nghiệp hóa, nhưng chưa được nghiên cứu tường tận.
Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép: Làm khoa học xứ mình buồn lắm!
Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép
Chế tạo thành công xe bọc thép ở nước bạn Campuchia, cha con Đại tướng quân hai lúa Trần Quốc Hải được đối đãi như những người hùng. Ông phân tích, thành công của việc chế tạo xe bọc thép không chỉ là nỗ lực cá nhân mà còn được sự đồng lòng, khuyến khích của nhiều người. Thành công ở xứ người khiến ông ngậm ngùi về khoảng thời gian gần 10 năm đeo đuổi sáng chế máy bay trực thăng ở trong nước. Ông nói với Một Thế Giới: Làm khoa học ở xứ mình buồn lắm!
Niềm vinh hạnh quá lớn
“Chuyện xảy ra tháng trước, mình cũng không muốn nói nhiều. Nhưng vui lắm, hạnh phúc lắm”-ông tâm sự.
Khi bắt tay vào làm xe bọc thép, ông không ngờ lại nhận được niềm vinh hạnh lớn như vậy. Ông kể: Ngày ra mắt xe bọc thép, ông và con trai được đứng trong hàng danh dự xem xe bọc thép diễu binh. Trong buổi lễ long trọng, đích thân Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia trao Huân chương cho con trai Trần Quốc Thanh.
“Ở đó người ta làm khoa học lạ lắm. Anh làm được gì thì làm. Không cần bằng cấp, giấy phép gì cả. Còn ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”-ông Hải nói thẳng.
Sau đó, đích thân Thủ tướng Husen trao Huân chương cho mình. Hạnh phúc quá lớn là vì ông không nghĩ những con người nhỏ bé như cha con ông được đối đãi như vậy.
“Cả đời tôi chưa bao giờ sung sướng, hạnh phúc như thế. Đối với một người làm khoa học, đó là liều thuốc tinh thần vô giá”-Đại tướng quân Hai lúa nói.
Lý giải về việc chế tạo thành công của xe bọc thép, ông Hải cho biết: Ở Campuchia rất dễ dàng sưu tập phụ tùng, thiết bị, dễ dàng sáng tạo. “Vấn đề là người ta tin tưởng mình, tạo điều kiện cho mình sáng tạo”-ông kể.
Ông nhớ mãi sự kiện vị Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia khi nghe đề đạt cho ông nông dân sửa chữa và chế tạo xe bọc thép liền gật đầu cái rụp, không đắn đo. “Tôi nói thật. Nếu ở nước mình chắc chẳng ai tin. Nhiều người còn nghĩ tôi... không bình thường”-ông ngậm ngùi.
Ông kể ở xứ bạn, người làm khoa học được khuyến khích sáng tạo, tự do sáng tạo. Làm được cái gì thì mới thẩm định, cấp bằng sáng chế. Không phải chạy vạy xin giấy phép này xin giấy phép nọ.
“Nói thật, người ta rất trân trọng người có phát kiến, sáng tạo. Người ta sẵn sàng tạo mọi điều kiện mà không đặt nặng vấn đề thành công hay thất bại”-ông phân tích.
Vì vậy, mỗi sáng chế được người Campuchia đón nhận như sự tự hào dân tộc, không hề so đo tính toán công lao của người này người khác.
Sang Campuchia làm máy bay?
Nhắc tới niềm đam mê sáng chế máy bay trực thăng mà cha con ông Hải đeo đuổi gần 10 năm nay, ông cho biết sắp tới sẽ cho cải tiến nhiều chi tiết máy bay để gọn nhẹ hơn, có thể vận hành.
“Sắp tới, tôi tính sang Campuchia tiếp tục nghiên cứu chế tạo máy bay”-ông cho biết. Lý giải việc này, ông Hải nói ở Campuchia cũng đã có người chế tạo máy bay thành công. Làm máy bay ở Campuchia, được Chính phủ hỗ trợ động cơ.
“Ở đó người ta làm khoa học lạ lắm. Anh làm được gì thì làm. Không cần bằng cấp, giấy phép gì cả. Còn ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”-ông Hải nói thẳng.
“Xuất ngoại làm máy bay là chuyện chẳng đặng đừng. Nhưng ở đâu có điều kiện, không khó khăn thì mình làm”, ông Hải ngậm ngùi.
Cái buồn là ở chỗ nước bạn, nếu thành công với sáng tạo, người ta sẽ công nhận còn ở trong nước thì bị nghi ngờ, thậm chí đố kỵ. Điều đó dẫn đến thực trạng những người chuyên sáng tạo như ông thì không bao giờ được coi là làm khoa học. Còn nhà khoa học, chỉ cần có tấm bằng là được, không cần có sáng chế gì !?
Ông kể: Từ năm 2006 đến nay, cha con ông sáng chế tổng cộng 3 chiếc trực thăng. Cặm cụi làm, âm thầm làm. Không được hỗ trợ khuyến khích gì. Làm xong còn bị chê, bị nghi ngờ đủ thứ. Nhiều lúc ông nản. Mỗi lần làm lại xin giấy phép, thử nghiệm lại phải xin giấy phép. Rất nhiều thủ tục nhiêu khê.
Máy bay của ông đã triển lãm khắp nơi, ở Đức, ở Nhật...nhưng ở trong nước, nó chưa được cấp bằng sáng chế.
Ông Trần Quốc Hải cho biết thêm, ngoài dự tính sang Campuchia nghiên cứu trực thăng, ông vẫn duy trì cải tiến trực thăng đã làm ở trong nước. Tuy nhiên, trực thăng trong nước có thành công hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố mà đôi khi ông không phải là người quyết định.
“Xuất ngoại làm máy bay là chuyện chẳng đặng đừng. Nhưng ở đâu có điều kiện, không khó khăn thì mình làm”, ông Hải ngậm ngùi.