Từ khi đưa vào khai thác từ năm 2004 đến nay, đoạn tuyến đường Lò Xo đã xẩy ra nhiều vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng. Theo thống kê, tính từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2018 trên đoạn tuyến đã xẩy ra 192 vụ tai nạn giao thông, làm chế 65 người, bị thương 333 người.
Việc ký kết, triển khai các FTA thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức với các quốc gia thành viên. Đó là những cơ hội và thách thức xung quanh việc mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, lao động... đi liền với cạnh tranh gia tăng; đó là cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống quản trị quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế, môi trường kinh doanh... Các cơ hội và thách thức đan xen và chuyển hóa nhau, chúng phụ thuộc vào trình độ phát triển, sự năng động và chủ động hội nhập trong tham gia các FTA của các quốc gia thành viên.
Sáng ngày 18/11/2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo Kỹ thuật (Hội thi) thành phố Đà Nẵng lần thứ 15, Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Giải thưởng) năm 2019, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng (Cuộc thi) năm 2019.
Với mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo trong ngành năng lượng tái tạo, cũng như nâng cao nhận thức và phát huy sáng tạo của người trẻ về phát triển bền vững, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và New Energy NEXUS Việt Nam đã quyết định tổ chức Chương trình. Sáng kiến Năng lượng Bền vững 2020 - Cuộc thi ý tưởng đầu tiên về năng lượng tái tạo dành cho
sinh viên toàn quốc.
Sáng ngày 10 tháng 9 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng (Sở KHCN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (Liên hiệp hội Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị để trao đổi, thống nhất và ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 – 2025.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhận xét là người Việt giàu trực giác hơn lý luận, sáng tạo ít, nhưng bắt chước thì tài. Khi học tập cái mới của nền văn hóa khác hay thiên về bắt chước cái vỏ hình thức bên ngoài nhưng lại thiếu sự tìm hiểu chiều sâu bên trong. Khoa học và việc nghiên cứu khoa học là cái vốn chưa từng có trong văn hóa truyền thống. Nó được du nhập từ văn hóa phương Tây vào vì được xem là phương tiện cần có để thực hiện công nghiệp hóa, nhưng chưa được nghiên cứu tường tận.
Đề xuất đưa khám, điều trị suy dinh dưỡng cấp tính vào luật
(Theo Báo ĐCSVN) – Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng (SDD cấp tính nặng) có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân tử vong chính ở trẻ em dưới 5 tuổi một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như tiêu chảy và viêm phổi. Ngày 15/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm Thông tin Tổ chức phi chính phủ và UNICEF Việt Nam tổ chức Hội thảo "Bổ sung quy định điều trị suy dinh dưỡng nặng trẻ em vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)” với mục tiêu đề xuất đưa khám, điều trị suy dinh dưỡng cấp tính vào Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi).
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Tùng Mậu cho biết: Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một tình trạng đáng lo ngại tại Việt Nam, nếu tình trạng này không được quan tâm và khắc phục thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Đây là vấn đề cần quan tâm ưu tiên giải quyết sớm, vì trẻ em chính là tương lai của đất nước.
“Chúng ta cần làm rõ đối với suy dinh dưỡng, trường hợp nào là bệnh, nếu là bệnh chúng ta cần phải đưa việc điều trị suy dinh dưỡng vào Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) giống như những người bình thường, đặc biệt đối với trẻ em càng cần được ưu tiên hơn”, ông Phan Tùng Mậu nhấn mạnh.
Hội thảo "Bổ sung quy định điều trị suy dinh dưỡng nặng trẻ em vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) diễn ra ngày 15/5 tại Hà Nội. (Ảnh: ĐT)
Theo bà Đỗ Hồng Phương, chuyên gia đại diện UNICEF Việt Nam cho biết, suy dinh dưỡng là một bệnh được liệt kê trong Danh mục phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-10 và ICD-11) của Tổ chức Y tế thế giới, phần các bệnh về chuyển hóa, dinh dưỡng và nội tiết. Suy dinh dưỡng là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được.
SDD cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân tử vong chính ở trẻ em dưới 5 tuổi một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như tiêu chảy và viêm phổi.
Bà Đỗ Hồng Phương cũng cho biết, suy dinh dưỡng dẫn đến 45% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (tương đương hơn 3 triệu ca tử vong trẻ em mỗi năm trên toàn cầu). Thiệt hại do suy dinh dưỡng thấp còi gây ra đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ là vĩnh viễn và không khắc phục được làm tăng nguy cơ tử vong và suy giảm khả năng phát triển cả về thể chất cũng như trí tuệ. Trẻ suy dinh dưỡng khi trưởng thành dễ mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, béo phì, khả năng học tập kém. Suy dinh dưỡng cũng liên quan đến giảm khả năng và năng suất lao động, làm giảm 10% thu nhập suốt đời từ đó, làm suy yếu nguồn nhân lực, làm tăng trưởng kinh tế toàn xã hội giảm ít nhất 8%.
Còn theo GS.TS Hoàng Văn Minh, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y tế cộng đồng: số tiền ước tính cần cho điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng toàn Việt Nam với độ bao phủ 15% là 42,6 tỷ đồng chỉ chiếm 0,8% quỹ Bảo hiểm Y tế dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Chi phí chăm sóc và điều trị 50% số trẻ suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ 6-59 tháng tuổi ở 10 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất chỉ tương đương 0,42%-0.84% ngân sách BHYT đóng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Chi phí chăm sóc và điều trị 50% số trẻ suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ 6-59 tháng tuổi vùng dân tộc thiểu số tương đương 0,52%-1,04% ngân sách BHYT đóng góp cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo các chuyên gia, hiện vẫn chưa có chính sách cũng như nguồn tài chính nào được xác định từ ngân sách trung ương hoặc địa phương cho Quản lý SDD cấp tính năng tại Việt Nam. Việc mở rộng can thiệp này trên toàn quốc đòi hỏi phải có cơ chế chi trả cho việc quản lý và điều trị trẻ SDD cấp tính năng, thay vì phụ thuộc vào hỗ trợ của các nhà tài trợ.
GS. TS Hoàng Văn Minh kiến nghị, bảo hiểm y tế nên chi trả cho chi phí chăm sóc và điều trị SDD cấp tính thể nặng ở trẻ em 6-59 tháng tuổi tại Việt Nam. Ưu tiên ngân sách chăm sóc và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính thể nặng cho trẻ tại các tỉnh có tỷ lệ SDD cao > 30% và vùng dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh là các dịch vụ này đạt tiêu chí chi phí hiệu quả. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo đưa sản phẩm điều trị SDD thể nặng vào gói dịch vụ cơ bản.
Các chuyên gia khuyến nghị cần bổ sung một quy định cụ thể về việc sử dụng thuốc và chế phẩm điều trị trong khám, chữa bệnh suy dinh dưỡng cấp tính trẻ em trong Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)./.